RSS Feed for Báo cáo kế hoạch liên kết đường ống dẫn khí Việt Nam và 4 nước ASEAN | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ năm 28/03/2024 22:39
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Báo cáo kế hoạch liên kết đường ống dẫn khí Việt Nam và 4 nước ASEAN

 - Tại hội nghị quan chức cấp cao năng lượng ASEAN lần thứ 40, ông Trần Hồng Nam - Tổng thư ký ASCOPE (đại diện 10 thành viên Hội đồng Dầu khí ASEAN - ASCOPE) đã trình bày tình hình thực hiện kế hoạch năm 2022 của Chương trình liên kết đường ống dẫn khí ASEAN (Trans ASEAN Gas Pipeline) trong tổng thể Kế hoạch hành động ASEAN về năng lượng (APAEC) giai đoạn 2 (2021 - 2025), cũng như các công việc sẽ triển khai trong thời gian tới.
Đánh giá khả năng gia tăng trữ lượng dầu khí của Việt Nam (giai đoạn 2022-2025) Đánh giá khả năng gia tăng trữ lượng dầu khí của Việt Nam (giai đoạn 2022-2025)

Thông tin từ Hội đồng Khoa học Công nghệ - Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) cho biết: Tiểu ban Thăm dò Khai thác Dầu khí (thuộc Hội đồng) vừa tổ chức đánh giá kết quả tìm kiếm, thăm dò dầu khí năm 2021 và 6 tháng đầu năm 2022, bàn giải pháp thực hiện thành công kế hoạch tìm kiếm, thăm dò dầu khí 6 tháng cuối năm 2022 và giai đoạn tiếp theo.

Giá LNG tăng cao và vấn đề phát triển nguồn điện khí ở Việt Nam Giá LNG tăng cao và vấn đề phát triển nguồn điện khí ở Việt Nam

Quy hoạch điện VIII (giai đoạn 2021 - 2045) đề xuất phát triển điện khí LNG nhằm giảm dần sự phụ thuộc vào nhiệt điện than là định hướng hợp lý, ngoài việc điện khí có ưu điểm linh hoạt, có thể thay đổi công suất khi cần theo nhu cầu phụ tải, lượng phát thải khí CO2 ra môi trường thấp hơn 50% so với nhiệt điện than. Tuy nhiên, giá LNG liên tục tăng trong năm 2021 đến đầu năm 2022 và tăng chóng mặt sau khi xảy ra xung đột Nga - Ucraina. Khi giá khí tăng cao, liệu việc phát triển nguồn điện này của nước ta có còn phù hợp? Phân tích của chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam.


Trong các ngày từ ngày 28/6 đến 1/7/2022, ông Trần Hồng Nam - Tổng thư ký ASCOPE đã tham dự Hội nghị quan chức cấp cao năng lượng ASEAN lần thứ 40 và các cuộc họp liên quan do Bộ Mỏ và Năng lượng Campuchia chủ trì (trực tuyến) cùng đại diện các cơ quan quản lý năng lượng các nước ASEAN, Ban thư ký ASEAN, Trung tâm Năng lượng ASEAN, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), Cơ quan Năng lượng Tái tạo Quốc tế (IRENA) và các nước đối tác: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Úc, New Zealand, Ấn Độ, Liên bang Nga, Mỹ và Liên minh châu Âu.

Hội nghị đã cập nhật kết quả thực hiện Kế hoạch hành động ASEAN về năng lượng (APAEC) giai đoạn 2016 - 2025 và giai đoạn 2 (2021 - 2025), hợp tác với đối tác đối thoại và các tổ chức quốc tế, cập nhật các vấn đề ưu tiên năm 2022 trong lĩnh vực năng lượng ASEAN, cũng như chuẩn bị cho Hội nghị Bộ trưởng Năng lượng ASEAN lần thứ 40.

Thay mặt ASCOPE, Tổng thư ký Trần Hồng Nam đã trình bày tình hình thực hiện kế hoạch năm 2022 của Chương trình liên kết đường ống dẫn khí ASEAN (Trans ASEAN Gas Pipeline) trong tổng thể Kế hoạch hành động ASEAN về năng lượng (APAEC) giai đoạn 2 (2021 - 2025).

Báo cáo cho biết: Tổng chiều dài đường ống dẫn khí kết nối các quốc gia (Myanmar, Thái Lan, Malaysia, Indonesia và Việt Nam) là 3.673 km và 9 trung tâm khí hóa lỏng LNG đạt tổng công suất 38,75 triệu tấn/năm, (tăng 20,95 triệu tấn/năm so với năm 2015).

Các bộ trưởng, trưởng đoàn tại Hội nghị đều lạc quan về sự phát triển của cơ sở hạ tầng LNG, cũng như số lượng kho lưu trữ khí LNG khu vực ASEAN và mong muốn ASCOPE xác nhận về những hỗ trợ cần thiết từ Chính phủ các quốc gia ASEAN để hỗ trợ sự phát triển của kho dự trữ LNG và nguồn nhiên liệu này quy mô nhỏ trong khu vực.

Hội nghị đã đánh giá cao việc cập nhật của ASCOPE về Chương trình liên kết đường ống dẫn khí ASEAN, cũng như các công việc sẽ triển khai trong thời gian tới. Báo cáo của ASCOPE sẽ tiếp tục được phát triển để trình bày tại Hội nghị Bộ trưởng Năng lượng ASEAN (AMEM) lần thứ 40 tổ chức trực tuyến từ ngày 12 đến 16 tháng 9 năm 2022.

Báo cáo kế hoạch liên kết đường ống dẫn khí Việt Nam và 5 nước ASEAN
Trực tuyến Hội nghị Quan chức cấp cao năng lượng ASEAN lần thứ 40.

Báo cáo tại Hội nghị cũng cho biết: Trong năm 2022, ASCOPE tiếp tục đẩy mạnh cơ hội hợp tác với Trung tâm Năng lượng ASEAN (ACE) trong việc nghiên cứu ưu đãi thuế nhằm tăng cường việc sử dụng LNG quy mô nhỏ và trong vận tải biển.

Ngoài ra, ASCOPE và Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) có kế hoạch tổ chức hội thảo về cuộc khủng hoảng năng lượng châu Âu và bài học kinh nghiệm cho thị trường khí ASEAN, dự kiến trong tháng 8 tới đây.

Trong khuôn khổ Hội nghị, Bộ Năng lượng Brunei đã bàn giao việc chủ trì Hội nghị quan chức cấp cao năng lượng ASEAN lần thứ 40 sang Bộ Mỏ và Năng lượng Campuchia theo vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2022 của Campuchia./.

BBT TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động