RSS Feed for Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 74]: Thay thế điện than bằng điện hạt nhân ở Hoa Kỳ - Nhìn từ Nhật Bản | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ ba 21/05/2024 00:13
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 74]: Thay thế điện than bằng điện hạt nhân ở Hoa Kỳ - Nhìn từ Nhật Bản

 - Sau khi Bộ Năng lượng Hoa Kỳ (DOE) công bố “Hướng dẫn xem xét việc thay thế các nhà máy nhiệt điện than đã dừng, hoặc sẽ dừng hoạt động bằng nhà máy điện hạt nhân” hồi đầu tháng Tư vừa qua, báo chí Nhật Bản đã đặc biệt nhấn mạnh đến tính khả thi của chính sách này.
Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 73]: ‘Sự cấm đoán đối với điện hạt nhân đã kết thúc’ Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 73]: ‘Sự cấm đoán đối với điện hạt nhân đã kết thúc’

Trong những ngày qua, truyền thông Nhật Bản đã đặc biệt nhấn mạnh đến thông điệp của Tổng giám đốc IAEA Rafael Mariano Grossi tại Hội nghị thượng đỉnh về điện hạt nhân đầu tiên tại Brussel, Bỉ hồi cuối tháng 3/2024 cho rằng: “Sự cấm đoán đối với điện hạt nhân đã kết thúc, mở ra một chương mới về những cam kết đối với điện hạt nhân”.

Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 72]: Giải pháp nguồn điện lớn cho lĩnh vực công nghiệp IT Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 72]: Giải pháp nguồn điện lớn cho lĩnh vực công nghiệp IT

Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA): Đến năm 2026, nhu cầu điện của các trung tâm dữ liệu và trí tuệ nhân tạo (AI) có khả năng sẽ tăng rất cao. Dư báo cho thấy, mức tiêu thụ điện của trung tâm dữ liệu năm 2023 là 460 tỷ kWh và sẽ tăng lên hơn 1.000 tỷ kWh vào năm 2026. (Con số 1.000 tỷ kWh tương đương với mức tiêu thụ điện 1 năm của Nhật Bản).

Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 71]: Điện than trong cơ cấu năng lượng Nhật Bản Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 71]: Điện than trong cơ cấu năng lượng Nhật Bản

Điện than tiếp tục là một phần quan trọng trong cơ cấu năng lượng của Nhật Bản - đó là nhận định của Tạp chí Powermag số tháng 3/2024. Dưới đây là những ý chính trong bài viết này.

Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 70]: Sự khác biệt của trái phiếu xanh Nhật Bản Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 70]: Sự khác biệt của trái phiếu xanh Nhật Bản

Chính phủ Nhật Bản bắt đầu phát hành “Trái phiếu chuyển đổi kinh tế xanh” (GX). Việc phát hành trái phiếu này nhằm mục đích hiện thực hoá xã hội không carbon và đầu tư cho các dự án thân thiện với môi trường. Việc phát hành này được đưa ra trong bối cảnh các nhà đầu tư trên thế giới đang tìm kiếm các dự án siêu lớn, với quy mô khoảng 20.000 tỷ Yên (tương đương 132 tỷ USD).

Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 69]: Chương trình điện hạt nhân Thái Lan, Philippines trên báo Nikkei Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 69]: Chương trình điện hạt nhân Thái Lan, Philippines trên báo Nikkei

Nikkei (Nhật Bản) dẫn nguồn tin từ kế hoạch sơ bộ về chương trình điện hạt nhân của Chính phủ Thái Lan và Philippines cho biết: Thái Lan và Philippines đẩy nhanh kế hoạch đầu tư các dự án nhà máy điện hạt nhân vào thập kỷ tới để đạt mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2050 như đã cam kết trước cộng đồng quốc tế.

Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 68]: Báo cáo Điện lực 2024 của IEA - Nhìn từ Nhật Bản Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 68]: Báo cáo Điện lực 2024 của IEA - Nhìn từ Nhật Bản

Lượng điện được sản xuất từ nguồn năng lượng carbon thấp trên toàn cầu dự báo sẽ tăng từ khoảng 40% vào năm 2023 lên gần 50% tổng lượng điện trên thế giới vào năm 2026. Đây sẽ là lần đầu tiên trong lịch sử IEA ghi nhận tỷ lệ nhiên liệu hoá thạch trong tổng lượng điện của thế giới giảm xuống dưới 60%.

Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 67]: Phân tích về mô hình kinh tế carbon tuần hoàn của Nhật Bản Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 67]: Phân tích về mô hình kinh tế carbon tuần hoàn của Nhật Bản

Trong bài báo của chuyên gia Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng châu Á - Thái Bình Dương dưới đây cho thấy: Mô hình kinh tế carbon tuần hoàn đang áp dụng tại Nhật Bản sẽ là mô hình tham khảo tốt cho các quốc gia để hiện thực hóa các mục tiêu phát thải ròng về “0”, hay trung hòa carbon vào giữa thế kỷ này.

Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 66]: Thỏa hiệp quốc tế của Nhật Bản về nhiên liệu hoá thạch Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 66]: Thỏa hiệp quốc tế của Nhật Bản về nhiên liệu hoá thạch

Nhật Bản đã đặt mục tiêu “phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050” và sẽ cần giảm đáng kể vào năm 2035 như một giai đoạn quá độ để hướng tới mục tiêu đó.

Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 65]: Điện hạt nhân vào quỹ đạo phục hồi Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 65]: Điện hạt nhân vào quỹ đạo phục hồi

Như chúng ta đều biết, vào ngày thứ 3 của Hội nghị Các bên tham gia công ước khung Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (lần thứ 28), gọi tắt là COP28 được tổ chức tại Dubai - UAE, các nước ủng hộ điện hạt nhân cùng tuyên bố tăng gấp ba lần công suất điện hạt nhân vào năm 2050.

Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 64]: Chuyện lỗ, lãi của điện gió ngoài khơi trên báo Nhật Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 64]: Chuyện lỗ, lãi của điện gió ngoài khơi trên báo Nhật

Mặc dù các mục tiêu về điện gió ngoài khơi trên toàn cầu tiếp tục được điều chỉnh tăng, nhưng môi trường kinh doanh suy thoái đang kìm hãm sự phát triển của chuyên ngành này. Vào ngày 1/11 vừa qua, Công ty Ørsted của Đan Mạch - nhà phát triển điện gió ngoài khơi lớn nhất thế giới đã quyết định hủy bỏ 2 dự án đang được phát triển ở New Jersey, Mỹ và thông báo khoản lỗ lớn.

Tổng hợp của báo chí Nhật Bản cho biết: Hướng dẫn chuyển đổi từ than sang hạt nhân chỉ ra rằng, việc chuyển đổi từ các nhà máy nhiệt điện than sang nhà máy điện hạt nhân sẽ đem lại nhiều lợi ích cho địa phương (như tạo ra cơ hội việc làm, tăng nguồn thu, tăng doanh thu cho các công ty điện và cho các nhà cung ứng địa phương).

Kết quả này dựa trên nghiên cứu phối hợp giữa 3 viện nghiên cứu quốc gia trực thuộc DOE (Argonne, Idaho và Oak Ridge). Nghiên cứu chỉ ra rằng: Có thể chuyển đổi hầu hết nguồn nhân lực từ các nhà máy nhiệt điện than hiện có sang các nhà máy điện hạt nhân sẽ được thay thế thông qua các chương trình đào tạo, bồi dưỡng.

Hướng dẫn đặc biệt nhấn mạnh rằng: Gần 30% các nhà máy nhiệt điện than trong nước dự kiến ​​​​sẽ dừng hoạt động vào năm 2035 - đồng nghĩa với sự bất định về kinh tế đối với xã hội địa phương, do đó, các lò phản ứng mô-đun nhỏ tiên tiến (SMR) là phù hợp để thay thế các nhà máy nhiệt điện than.

Hướng dẫn này cung cấp cho cộng đồng thông tin về tác động kinh tế của việc chuyển đổi than sang hạt nhân (Coal-to-Nuclear - C2N), các cân nhắc về chuyển đổi lực lượng lao động, thông tin về chính sách và nguồn vốn, đồng thời cũng chỉ ra những điểm cần xem xét đối với các công ty điện lực (như kế hoạch/lộ trình chuyển đổi và tận dụng cơ sở hạ tầng hiện có).

Trợ lý Bộ trưởng DOE (phụ trách về năng lượng hạt nhân), ông K. Huff cho biết: “Nỗ lực chuyển đổi sang nền kinh tế phát thải ròng bằng 0 rất cần có sự hỗ trợ của cộng đồng năng lượng và công nhân ngành than - những người đã ủng hộ/hỗ trợ hệ thống năng lượng của Hoa Kỳ trong nhiều thập kỷ qua”.

Báo cáo nghiên cứu năm 2022 của DOE đã xác định 157 nhà máy nhiệt điện than đã đóng cửa và 237 nhà máy nhiệt điện than đang hoạt động có tiềm năng cho C2N và 80% địa điểm phù hợp để xây dựng các lò phản ứng hạt nhân tiên tiến. C2N cho phép tái sử dụng cơ sở hạ tầng của nhiệt điện than như: Địa điểm, thiết bị điện, đường sá và các công trình xây dựng, nên chi phí xây dựng dự kiến ​​sẽ tiết giảm tới 35% so với chi phí xây dựng mới hoàn toàn.

Dưới đây là các đặc điểm nhà máy nhiệt điện than cần được xem xét khi chuyển đổi sang nhà máy điện hạt nhân ở Hoa Kỳ:

Đặc điểm

Phạm vi/tùy chọn

Giải thích

Khả năng tương thích với địa điểm và các thành phần điện

Công suất tại địa điểm

10 MW - 3.737 MW

Tác động đến quy mô tổng sản lượng điện hạt nhân mà không cần nâng cấp đường dây truyền tải và tác động đến lượng nhiệt thải thải ra môi trường

Tuổi đời nhà máy nhiệt điện than và các điều kiện môi trường

Từ mới đến cũ hoặc đã ngừng hoạt động

Tác động đến mức độ dọn dẹp cần thiết

Khả năng tương thích với các thành phần của chu trình hơi

Công nghệ chu trình

Dưới tới hạn

Siêu tới hạn

Trên siêu tới hạn

Tác động tới khả năng tái sử dụng các thiết bị của chu trình hơi

Công suất tổ máy

< 1,4 GW

Tác động đến kích thước của máy phát điện hạt nhân nếu muốn tái sử dụng các bộ phận của tuabin và máy phát điện

Khả năng tương thích với các bộ phận giải nhiệt

Vòng làm mát

Hệ thống làm mát cơ học

Làm mát khô

Tháp giải nhiệt tự nhiên

Tác động đến việc dễ dàng tái sử dụng các bộ phận giải nhiệt hoặc cần xây mới hệ thống làm mát, hoặc sử dụng làm mát bằng không khí

TerraPower là công ty phát triển lò phản ứng tiên tiến đã lựa chọn địa điểm gần Nhà máy Nhiệt điện than Naughton (chuẩn bị ngừng hoạt động) làm nơi xây dựng lò phản ứng “Natrium” đầu tiên, có công suất 345 MW. TerraPower đã xin giấy phép xây dựng của Cơ quan Pháp quy về Điện hạt nhân Hoa Kỳ (NRC) vào cuối tháng 3/2023 để triển khai dự án tại Kemmerer ở phía Tây Nam của bang Wyoming và bắt đầu xây dựng phần phi hạt nhân trong năm nay. Khu dân cư gần nhất cách Nhà máy Nhiệt điện Naughton khoảng 5 km, nên nhà máy có thể xin giấy phép cần thiết để chuyển đổi sang năng lượng hạt nhân.

Còn PacifiCorp là công ty vận hành nhà máy nhiệt điện than, vào năm ngoái đã thông báo rằng: Đã bắt đầu xem xét hợp tác với TerraPower xây lắp hai tổ máy “Natrium” gần nhà máy nhiệt điện than đang vận hành ở bang Utah.

Tuy nhiên, việc xây các tổ máy điện hạt nhân mới ở Hoa Kỳ không dễ dàng và có tiến độ rất chậm. Các nhà máy điện hạt nhân không cạnh tranh nổi về giá điện với các nguồn điện khí, điện gió, mặt trời, nên quá trình vay vốn kéo dài. Tiếp theo là xây dựng thường đội vốn và chậm tiến độ nhiều năm.

Theo báo cáo của Bộ Năng lượng Hoa Kỳ: Hiện đã có tới 11 bang công khai bày tỏ sự quan tâm đến việc tái sử dụng các địa điểm nhà máy nhiệt điện than của họ cho năng lượng hạt nhân. Những tiểu bang này bao gồm: Arizona, Colorado, Kentucky, Maryland, Montana, North Carolina, Pennsylvania, Utah, West Virginia, Wyoming và Wisconsin. Quá trình chuyển đổi từ than sang hạt nhân có thể tăng tổng công suất điện hạt nhân ở Hoa Kỳ lên hơn 350 GW so với công suất hiện tại là 95 GW và chiếm một nửa công suất điện sạch của quốc gia này.

Trở lại Nhật Bản, theo nhìn nhận của chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam: Nhật Bản khác với Hoa Kỳ, không thể có những vùng đất rộng, người thưa như ở bang Wyoming, hay Utah, nên việc chuyển đổi điện than sang điện hạt nhân chưa có triển vọng. Hiện Nhật Bản đang tập trung vào khởi động lại các nhà máy điện hạt nhân bằng cách kéo dài số năm được phép hoạt động của chúng. Đồng thời, Nhật Bản cũng nghiên cứu các lò phản ứng thế hệ mới, trong đó có lò mô-đun nhỏ.

(Đón đọc kỳ tới...)

NGUYỄN HOÀNG YẾN (TỔNG HỢP, BIÊN DỊCH)

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động