RSS Feed for Phát biểu của Chủ tịch VEA tại Diễn đàn Điện lực ASEAN - Trung Quốc | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ ba 16/04/2024 15:18
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Phát biểu của Chủ tịch VEA tại Diễn đàn Điện lực ASEAN - Trung Quốc

 - Trong khuôn khổ Hội chợ Trung Quốc-ASEAN lần thứ 13 (CAEXPO 2016) và Hội nghị thượng đỉnh thương mại và đầu tư Trung Quốc-ASEAN lần thứ 13 (CABIS 2016) được tổ chức tại thành phố Nam Ninh, thủ phủ Khu tự trị Choang Quảng Tây, miền Nam Trung Quốc, Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam (VEA) Trần Viết Ngãi đã có bài phát biểu tham luận tại Diễn đàn hợp tác, phát triển ngành Điện lực Trung Quốc - ASEAN năm 2016. Dưới đây là nội dung chính của bài tham luận.

 

Kính thưa quý vị đại biểu,

Kính thưa các bạn đồng nghiệp,

Thưa quý bà, quý ông.

Tôi là Trần Viết Ngãi, Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam, hôm nay trước Diễn đàn này, tôi muốn trình bày khái quát về tình hình ngành Điện lực Việt Nam.

1. Tổng quan chung

Ngành Điện Việt Nam sau 30 năm đổi mới (1986-2016) đã có những phát triển vượt bậc. Năm 2014 Việt Nam đứng thứ 3 khu vực Đông Nam Á,  thứ 31 thế giới về điện. Năm 2015, tổng công suất đặt của toàn quốc là 38.538 MW, sản lượng điện sản xuất và nhập khẩu toàn hệ thống điện quốc gia đạt 164,312 tỷ kWh, tăng 12,89% so với năm 2014. Mức tăng này cao so với giai đoạn 10 năm gần đây (tốc độ tăng trung bình từ năm 2004 đến 2014 là 11,97%).

Để quản lý và chăm lo phát triển ngành Điện, Chính phủ Việt Nam giao cho doanh nghiệp nhà nước là Tập đoàn Điện lực Việt Nam (Electricity of VietNam - EVN) có trách nhiệm chính trong việc đảm bảo cung cấp điện. Ngoài ra còn có các doanh nghiệp khác tham gia phát triển nguồn điện, trong đó có các doanh nghiệp nhà nước, như: Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV), Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN)…; các doanh nghiệp tư nhân đầu tư theo hình thức các nhà máy điện độc lập (IPP) và Xây dựng - Vận hành - Chuyển giao (BOT).

Trong năm 2015, tình hình sản xuất và cung ứng điện trong toàn hệ thống đã đạt được một số mục tiêu là: (1) Vận hành hệ thống điện quốc gia an toàn, tin cậy, chất lượng điện năng được cải thiện, không để xảy ra sự cố chủ quan và mất điện diện rộng; (2) Điều hành thị trường phát điện cạnh tranh công bằng, minh bạch; (3) Điều tiết thủy điện đảm bảo nước phục vụ tưới tiêu nông nghiệp và cung cấp nước hạ du; (4) Xây dựng hoàn thiện hệ thống quy trình và hướng dẫn tác nghiệp phục vụ vận hành Hệ thống điện.

Năm 2015 mức sử dụng điện bình quân trên đầu người của Việt Nam đạt 1565 kWh/người, tăng gần 1,6 lần so với năm 2010 (985,5 kWh/người). Tuy nhiên hệ số đàn hồi điện/GDP là 1,88 lần (so với tốc độ tăng trưởng GDP 5,9%), cao hơn yêu cầu trong quyết định phê duyệt Quy hoạch Điện VII là 1,5 lần.

 

2. Hiện trạng và dự kiến phát triển ngành Điện lực Việt Nam

2.1. Hiện trạng ngành Điện lực Việt Nam

- Về nguồn điện: Đến cuối năm 2015 tổng công suất đặt toàn hệ Hệ thống điện là 38.538 MW.

- Về lưới điện: Trong 5 năm (2011-2015), EVN đã hoàn thành 865 công trình lưới điện từ 110 - 500 kV với tổng chiều dài đường dây trên 13.100 km, tổng dung lượng trạm biến áp ~ 56.000 MVA. Hệ thống truyền tải được đầu tư với khối lượng lớn nên đã đáp ứng yêu cầu đất nước giải tỏa công suất các dự án nguồn điện và tăng cường năng lực truyền tải của toàn hệ thống, trong đó:

+ Lưới điện 500kV: Do khối lượng hoàn thành đạt cao nên tăng được khả năng truyền tải Trung – Nam lên 2000 MW và kết nối khép kín mạch vòng 500 kV tại khu kinh tế trọng điểm điểm của miền Bắc, miền Nam và kết nối khép kín mạch vòng ở cấp điện áp 500 kV lưới điện Đông Nam bộ với Tây Nam bộ.

+ Lưới điện 220 – 110 kV: Đã phát triển đều khắp các tỉnh và thành phố để đáp ứng nhu cầu điện các địa phương, các thành phố lớn, các vùng kinh tế trọng điểm.

- Về cấp điện cho nông thôn, hải đảo: Tính đến cuối năm 2015 trên cả nước số xã có điện đạt 99,8% và số dân nông thôn được sử dụng điện đạt 98,76%. EVN đã đảm nhận cấp điện cho 9/12 huyện đảo; đặc biệt có 4 huyện đảo, xã đảo Phú Quốc, Cô Tô, Lý Sơn và Kiên Hải đã được cấp điện từ lưới điện quốc gia, đảm bảo cấp điện cho nhu cầu dân sinh và phát triển kinh tế.

- Về trao đổi mua bán điện với các nước láng giềng trong khối ASEAN và Trung Quốc:

+ Với Lào, hiện Việt Nam mua điện của Lào bằng cách đấu nối lưới điện trực tiếp với từng dự án nhà máy thủy điện do doanh nghiệp Việt Nam đầu tư trên đất Lào sau khi dành 10~20% công suất nhà máy cho phụ tải của Lào; hiện Nhà máy thủy điện Xekaman 3 đã đưa vào vận hành, Đường dây 220 kV Xekaman 3 – Thanh Mỹ có thể truyền tải được khoảng 300MW/mạch.

+ Với Trung Quốc, việc liên kết với lưới điện của Trung Quốc qua 2 tuyến 220kV và 3 tuyến 110kV đã góp phần đảm vảo cung cấp điện cho Việt Nam giai đoạn 2008-2015.

+ Với Campuchia, hiện tại Việt Nam liên kết, bán điện cho Campuchia qua đường dây 220 kV với công suất khoảng 200MW.

2.2. Định hướng phát triển đến năm 2020, có xét đến năm 2030

Ngành điện Việt Nam hiện đang thực hiện Quyết đinh số 428/QĐ-TTg ngày 18/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2016-2020 có xét đến năm 2030 (QHĐ VII Điều chỉnh).

- Mục tiêu cụ thể của QHĐ VII Điều chỉnh là:

+ Cung cấp đủ nhu cầu điện trong nước, đáp ứng cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của cả nước với mức tăng trưởng GDP khoảng 7%/năm trong giai đoạn 2016-2020: Điện sản xuất và nhập khẩu năm 2020:265~278 tỷ kWh. Năm 2025: 400~431 tỷ kWh, năm 2030: 573-632 tỷ kWh.

+ Ưu tiên phát triển ngành năng lượng tái tạo cho sản xuất điện, tăng tỷ lệ điện năng sản xuất từ các ngành năng lượng tái tạo ( không kể nguồn thủy điện lớn và vừa) thủy điện tích năng, đạt khoảng 7% năm 2020 và trên 10% năm 2030.

+ Xây dựng hệ thống lưới điện vận hành linh hoạt, tự động hóa cao từ khâu truyền tải đến khâu phân phối; thực hiện phát triển các trạm biến áp không người trực và bán người trực để nâng cao năng suất lao động ngành Điện.

+ Hoàn thành Chương trình điện khí hóa nông thôn, miền núi và hải đảo; đảm bảo đến năm 2020 hầu hết các hộ dân nông thôn được tiếp cận và sử dụng điện..

- Công suất đặt các loại nguồn điện, điện năng sản xuất và nhập khẩu - Cơ cấu trong bảng sau:

STT

 

Công suất

Điện năng

MW

Cơ cấu (%)

Tỷ kWh

Cơ cấu (%)

I

Năm 2020

 

 

 

 

1

Thủy điện lớn, vừa, tích năng

18060

30.1%

66.780

25.2%

2

Nhiệt điện than

25620

42.7%

130.645

49.3%

3

Nhiệt điện khí (kể cả LNG)

8940

14.9%

43.990

16.6%

4

Năng lượng tái tạo  (thủy điện nhỏ, gió, mặt trời, sinh khối,…)

5940

9.9%

17.255

6.5%

5

Điện hạt nhân

0

0.0%

0.000

0.0%

6

Nhập khẩu

1440

2.4%

6.360

2.4%

7

Tổng cộng   

60000

100.0%

265.000

100.0%

II

Năm 2030

 

 

 

 

1

Thủy điện lớn, vừa, tích năng

21885

16.9%

70.928

12.4%

2

Nhiệt điện than

55167

42.6%

304.304

53.2%

3

Nhiệt điện khí (kể cả LNG)

19036

14.7%

96.096

16.8%

4

Năng lượng tái tạo  (thủy điện nhỏ, gió, mặt trời, sinh khối,…)

27195

21.0%

61.204

10.7%

5

Điện hạt nhân

4662

3.6%

32.604

5.7%

6

Nhập khẩu

1554

1.2%

6.864

1.2%

7

Tổng cộng   

129550

100.0%

572.000

100.0%

- Quy hoạch phát triển lưới điện:

Xây dựng và nâng cấp lưới điện đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật; khắc phục tình trạng quá tải, nghẽn mạch, điện áp thấp; đảm bảo tiến độ xây dựng lưới điện truyền tải 500kV từ các trung tâm điện lực lớn về các trung tâm phụ tải, xem xét để phê duyệt đề xuất của EVN: Khẩn trương nâng cao khả năng truyền tải trên cung đoạn 500 kV từ Vũng Áng - Dốc Sỏi - Pleicu nhằm tăng thêm sản lượng điện truyền tải Bắc - Nam, giảm sản lượng huy động các nguồn nhiệt điện dầu ở miền Nam; trường hợp kịp đưa vào vận hành năm 2019 sẽ không xảy ra thiếu điện miền Nam và giảm được rủi ro cho các trường hợp chậm tiến độ của các nguồn nhiệt điện than miền Nam và nguồn tua bin khí miền Trung. Lưới điện truyền tải 220kV cần đầu tư theo cấu trúc mạch vòng kép, các trạm biến áp trong khu vực có mật độ phụ tải cao cần đảm bảo thiết kế theo sơ đồ hợp lý để đảm bảo vận hành linh hoạt.

- Liên kết lưới điện với các nước trong khu vực: Tiếp tục nghiên cứu hợp tác liên kết lưới điện với các nước trong khu vực ASEAN và GMS.

+ Thực hiện liên kết lưới điện với Lào bằng các đường dây 220kV để nhập khẩu điện từ các nhà máy thủy điện tại Trung và Nam Lào.

+ Duy trì liên kết mua bán điện  giữa Việt Nam và Trung Quốc qua các đường dây 220kV, 110kV hiện có và tiếp tục nghiên cứu khả năng trao đổi điện với Trung Quốc qua lưới điện liên kết với các cấp điện áp 500kV.

+ Duy trì liên kết lưới điện với Campuchia qua tuyến đường dây 220kV hiện có và nghiên cứu khả năng tăng cường liên kết giữa lưới điện của hai nước thông qua các chương trình hợp tác song phương và đa phương.

Cuối cùng, xin chúc Diễn đàn hợp tác, phát triển ngành Điện lực Trung Quốc - ASEAN năm 2016 thành công tốt đẹp.

NangluongVietnam Online

nangluongvietnam.vn/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động